Home Forums Register
Logo

Trở lại   Chợ thông tin Dược phẩm Việt Nam > CẨM NANG CHĂM SÓC SỨC KHỎE > Bác Sĩ Gia Đình
Đăng ký Hỏi đáp Danh sách thành viên Lịch Tìm Kiếm Bài gửi hôm nay Đánh dấu là đã đọc

Trả lời
 
Công cụ bài viết Kiểu hiển thị
  #1  
Cũ 19-10-2021, 10:40 PM
bvhoancauhcm bvhoancauhcm đang online
Junior Member
 
Tham gia ngày: Oct 2021
Đến từ: 80-82 Châu Văn Liêm, Phường 11, Quận 5, TP.HCM
Bài gửi: 19
Mặc định Các trạng thái của dịch mũi

Hệ thống quảng cáo SangNhuong.com

Chảy nước mũi là hiện tượng bình thường khi bị nhiễm các bệnh như cảm lạnh, cảm cúm. Tuy nhiên, lượng nước mũi và màu dịch mũi cũng có thể phản ánh tình trạng sức khỏe của bạn. Nếu nước mũi có biểu hiện có màu vàng nhạt, xanh, đi kèm mùi hôi... thì nên đến ngay các cơ sở y tế để chẩn đoán bệnh tình và điều trị sớm nhất. Sau đây là một số trạng thái dịch mũi thường thấy.

Tổng hợp các loại bệnh trạng nước mũi
1. Nước mũi trong có chất nhầy nhẹ

Dịch tiết trong suốt như nước lã, không màu, không mùi , thường gặp ở các bệnh nhân cảm mạo phong hàn, viêm mũi cấp và viêm mũi dị ứng.

2. Nước mũi màu vàng

Tắc ngẽn các thành vách ngăn mũi, viêm mũi lâu ngày, đều để lại biểu hiện này

Chứng này thường do túi dịch phù thũng ở ngách mũi bị rách, biểu hiện ra chứng khoang mũi chảy nước mũi vàng lúc có, lúc không.



3. Nước mũi mủ vàng

Viêm xoang mũi là một trong những triệu chứng của tình trạng viêm mũi nặng lâu ngày không điều trị dẫn đến tình trạng này, đặc điểm là nước mũi có màu vàng kèm theo mũ đặc, khi xỉ mũi ra thành từng cục lớn .

Gặp ở các bệnh ngoại cảm phong nhiệt, viêm mũi mạn tính, . Nước mũi mủ vàng không những tiết ra nhiều mà dính đặc không xỉ ra được.

4. Nước hoặc vẩy mũi màu vàng xanh

Đó là dấu hiệu bệnh viêm mũi teo đét. Bệnh này thường gặp ở phụ nữ 20- 30 tuổi. Biểu hiện chủ yếu là: Mũi họng khô ráo, tuyến niêm dịch giảm phân tiết, chất phân tiết khó bài trừ (khó xỉ mũi), trong xoang mũi tích trữ chất tiết dạng mủ màu vàng xanh rất nhiều, hình thành các vấy mủ, gây ra tắc mũi, khứu giác giảm rõ rệt kèm theo đau đầu và chảy nước mũi.

Khi mũi nhiễm virus hay dị ứng, dịch viêm xuất tiết thường là nước trong. Sau đó, chảy nước mũi màu vàng đậm, chứng tỏ bạn bị viêm mũi xoang nhiễm vi trùng.

Với viêm mũi do virus hay dị ứng cấp, bệnh có thể tự giới hạn, có thể tự hết sau vài ngày. Tuy nhiên khi bệnh không tự hết và kèm theo nhiễm trùng, bạn nên đến các trung tâm y tế để được khám và điều trị tích cực hơn, tránh để bệnh kéo dài sẽ có thêm nhiều biến chứng. Khi bệnh qua giai đoạn cấp, bạn nên chuyển qua sử dụng thảo dược để ổn định bệnh hoàn toàn mà không ko sợ tác dụng phụ nguy hiểm

Nước mũi như thế nào là bình thường
Bên trong mũi của chúng ta lúc nào cũng đều có lượng nước mũi nhất định, chất nhầy này giúp lọc sạch, làm ấm, ẩm không khí; giúp cho mũi không bị khô bởi không khí khi hít vào bên trong, khiến cho bụi bẩn, vi khuẩn, vi sinh vật gây hại bị giữ lại bên ngoài.
Ngoài ra ít ai biết, bên trong nước mũi còn bao gồm các kháng thể và chất xúc tác hòa tan các vi nấm giúp diệt các vi nấm, chất độc. Những thành phần này tạo nên chất dinh dưỡng và được dạ dày tiêu hóa, hấp thụ.
Bình thường, nước mũi thường là không màu, trong suốt, hơi dính. Nó có tác dụng làm nhuận khoang mũi, bảo vệ niêm mạc mũi, lọc không khí và diệt vi khuẩn. Cho nên có ít nước mũi không phải là bệnh. Nhưng nước mũi quá nhiều, màu và tính chất không bình thường thì đó là biểu hiện bệnh lý.


Nước mũi màu vàng là biểu hiện bệnh gì?
Bệnh lý nước mũi vàng thường diễn ra theo 3 giai đoạn từ nhẹ đến nặng, tùy theo mỗi cấp độ mà bác sĩ xử lý theo tình trạng.

Nước mũi mũi vàng đặc, tức là nước mũi chuyển sang dịch vàng kèm theo mùi tanh, hôi tức là mũi đã bị nhiễm khuẩn, nhiễm nấm mốc.
Nếu dịch mũi vàng chỉ chảy ra ở một bên mũi, nhưng có mùi thối thì có thể bạn đã bị viêm xoang do răng, dị vật nằm trong mũi, ung thư mũi xoang… Khi này điều bạn cần làm đó là đến ngay cơ sở chuyên khoa tai mũi họng để khám và điều trị.
Một số trường hợp dịch mũi chảy ra có lẫn máu, đặc biệt là lờ lờ máu cá, đôi khi xì mũi ra cả những mảnh tổ chức hoại tử mùi hôi. Có thể đây là bệnh lý ác tính vùng mũi xoang. Hoặc nước mũi loãng, trong suốt, như nước trong. Thường thấy khi cảm cúm, phong hàn hoặc viêm mũi cấp tính, viêm mũi do dị ứng. Khi quan sát sẽ thấy niêm mạc mũi trắng nhợt, phù, màu xám xanh.
Nước mũi màu vàng nguy hiểm thế nào?
Nước mũi màu vàng là do túi dịch phù thũng ở ngách mũi bị rách, biểu hiện ra chứng khoang mũi chảy nước mũi vàng lúc có, lúc không.
Còn nước mũi có mủ vàng, là do bạn đang mắc phải các bệnh ngoại cảm phong nhiệt, viêm mũi mạn tính, viêm xoang mũi.
Nước mũi mủ vàng không những tiết ra nhiều mà dính đặc không xỉ ra được, ngoài ra khi mũi nhiễm virus hay dị ứng, dịch viêm xuất tiết thường là nước trong.
Tình trạng sổ mũi vàng đặc, hơi thở hôi, ăn uống hay bị nôn, đau đầu, người mệt mỏi, phù quanh mắt, sốt nhẹ hoặc sốt cao.
Bệnh được chia thành 3 loại dựa theo thời gian các triệu chứng kéo dài, dưới 4 tuần là viêm xoang cấp, 4-12 tuần là bán cấp và sau 12 tuần là viêm xoang mãn tính.
Vì vậy khi gặp phải tình trạng này, bạn nên nhanh chóng đến các cơ sở y tế chuyên khoa để được bác sĩ thăm khám và chẩn đoán.
CHẨN ĐOÁN TRIỆU CHỨNG NƯỚC MŨI VÀNG


Bác sĩ chẩn đoán bệnh dựa vào các biểu hiện lâm sàng với mẫu xét nghiệm thư được. Bên cạnh đó bác sĩ xét nghiệm còn thực hiện một số phương pháp chuyên sâu khác như nội soi ống dẫn, chụp MRI, nuôi cấy dịch muỗi ....

Nội soi mũi: Nhân viên y tế sẽ sử dụng một ống dẫn linh hoạt, đầu có gắn camera và ánh sáng sợi quang luồn qua mũi bệnh nhân. Từ hình ảnh truyền về máy tính giúp bác sĩ nhìn thấy bên trong xoang và đưa ra kết quả chẩn đoán. Nội soi mũi thường nội soi mũi trước và nội soi mũi sau.
Chẩn đoán hình ảnh: Chụp MRI và CT giúp xác định chính xác tình trạng viêm và tắc nghẽn ở hốc xoang. Biện pháp này được chỉ định thực hiện ở những vị trí xoang khó phát hiện khi dùng máy nội soi. Ngoài hai biện pháp chẩn đoán hình ảnh này ra, chụp X- quang (Hirtz và Blondeau) cũng giúp xác định bệnh. Tuy nhiên, phương pháp này thường không cần thiết trừ khi nghi ngờ xuất hiện biến chứng.
Nuôi cấy dịch mũi: Phương pháp này không cần thiết trong việc chẩn đoán viêm xoang. Nhưng, trong trường hợp bệnh không đáp ứng điều trị và ngày càng phức tạp hơn, bác sĩ sẽ dùng mẫu dịch mũi đem nuôi cấy để xác định nguyên nhân gây bệnh là do nấm, vi khuẩn hoặc vi rút.
Xét nghiệm dị ứng: Giúp chẩn đoán yếu tố dị ứng gây bệnh.


CÁC PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRỊ NƯỚC MŨI VÀNG
Chữa viêm xoang bằng chọc hút và phẫu thuật

Trong trường hợp thuốc không đáp ứng điều trị, bác sĩ sẽ chọc hút mủ và bơm thuốc để kiểm soát triệu chứng viêm. Ngoài ra, phẫu thuật cũng được lựa chọn khi bệnh chuyển nặng và gây biến chứng. Bên cạnh đó, chỉ định phẫu thuật khi viêm xoang xuất hiện kèm các vấn đề sau:
Viêm xoang do dị vật trong xoang
Do có khối u lành tính hoặc ác tính trong xoang
Do thoái hóa dạng polyp
Viêm xoang mủ mạn tính đã chọc dò, dẫn lưu nhiều lần nhưng không khỏi
Một số phương pháp phẫu thuật điều trị bệnh như:
Mổ vách ngăn trong trường hợp viêm xoang do dị hình vách ngăn
Phẫu thuật nội soi chức năng mũi xoang
Mở lỗ thông xoang hàm ở ngách mũi dưới


Uống kháng sinh theo chỉ định của bác sĩ.
Nếu bác sĩ khám và rút ra kết luận bạn bị viêm xoang do vi khuẩn, bác sĩ có thể sẽ kê thuốc kháng sinh cho bạn. Hãy nhớ uống thuốc theo đúng liều lượng và thời gian được kê.
Thậm chí nếu bạn cảm thấy khá hơn rất nhanh chỉ sau 1-2 lần uống thuốc, hãy uống đủ liều như chỉ định của bác sĩ. Việc không uống kháng sinh đủ liều có thể dẫn đến tình trạng kháng thuốc. Ngoài ra, uống thuốc đủ liều cũng có lợi cho bạn vì rất có thể vi khuẩn vẫn còn trong xoang mũi.
Hãy cẩn thận vì có một số bác sĩ sẵn sàng kê thuốc kháng sinh cho bạn trước khi có kết quả xét nghiệm chính xác về nguyên nhân của tình trạng viêm nhiễm. Bạn nên hỏi bác sĩ về quy trình cần thực hiện để đảm bảo việc kê kháng sinh là phù hợp.
Nếu các dấu hiệu bệnh không giảm ngay cả sau khi bạn đã uống đủ liều thuốc được kê, hãy thông báo cho bác sĩ. Bạn có thể sẽ phải dùng một liều kháng sinh khác.
Thảo luận với bác sĩ về các xét nghiệm dị ứng hoặc các biện pháp phòng ngừa khác nếu bạn thường xuyên bị chảy nước mũi.
Vệ sinh mũi sạch sẽ

Sử dụng nước muối sinh lý để vệ sinh muỗi thường xuyên nhất là trong lúc đang mắc bệnh. Nồng độ chất natri clorid (NaCl - muối ăn) có nồng độ 0,9% (9g NaCl trong 1 lít dung dịch nước tinh khiết) có tác dụng diệt khuẩn hiệu quả.
Ngoài ra có thể sử dụng các loại thuốc nhỏ mũi để cải thiện tình trạng bệnh bằng cách nhỏ một vài giọt vào sâu bên trong mũi trong tư thế nằm ngưa.
Sử dụng phương pháp dân gian

Nếu khi bị sổ mũi, mà nước mũi rơi vào tình trạng đặc quánh làm bạn khó thở thì lúc này có thể dùng 1 lát gừng mỏng để nhai, nên thực hiện khoảng 3 – 4 lần trong ngày. Gừng có tác dụng là ngưng hoạt độngtình trạng chảy nước mũi nhanh chóng.
Nếu sổ mũi vàng đặc kèm theo ho có đờm, thì bạn có thể dùng gừng giã nát nấu với nước sôi và hòa vào một ít mật ong để uống. Trong mật ong có chất kháng viêm nên khi kết hợp với gừng sẽ mang lại hiệu quả cao trong việc điều trị bệnh sổ mũi.
Tuy nhiên, khi mắc phải tình trạng sổ mũi vàng đặc, người bệnh thường có cảm giác đau và khó chịu ở mũi. Thì nên nhanh chóng đến cơ sở y tế chuyên khoa kiểm tra, vì không thể tránh khỏi bạn đang bị dị vật ở bên trong. Nếu để lâu sẽ gây viêm nhiễm rất nguy hiểm
Tăng cường độ ẩm cho không gian sống.

Không khí khô có thể là một chất kích ứng, gây ra nhiều vấn đề cho xoang mũi như chảy nước mũi và nghẹt mũi.
Máy tạo độ ẩm có 2 loại chính: tạo sương lạnh và tạo hơi ấm, mỗi loại lại có nhiều biến thể khác nhau. Nếu bạn bị khô mũi, dẫn đến khó chịu, kích ứng và chảy nước mũi, hãy xem xét sử dụng máy tạo ẩm tại nhà.
Các loại cây trồng trong nhà cũng có tác dụng tăng độ ẩm trong không khí. Bạn có thể sử dụng cây trồng trong nhà như một giải pháp thay thế hoặc bổ sung cho máy tạo ẩm.
Cách đơn giản khác để tăng độ ẩm tạm thời bao gồm hơi nước bốc lên từ nước đun sôi trên bếp, mở cửa phòng tắm, xả nước nóng hoặc phơi quần áo trong nhà.
Bỏ hút thuốc nếu bạn đang hút thuốc. Cố gắng tránh tiếp xúc với khói thuốc, kể cả trực tiếp và gián tiếp.
Thực hiện các biện pháp giữ ấm cho vùng mặt và mũi nếu bạn phải ra ngoài khi trời lạnh.
Đội mũ ôm đầu để giữ ấm cho phần đầu và xem xét sử dụng khẩu trang hoặc mặt nạ (loại trùm đầu giống như mặt nạ trượt tuyết) để giữ ấm cho phần mặt.
Trên đây là chia sẻ của các chuyên gia Phòng Khám Hoàn Cầu về phương pháp điều trị nước mũi vàng tại nhà. Các triệu chứng trên chỉ mang tính tham khảo. Muốn biết chính xác tình trạng của bản thân, hãy đến ngay cơ sở y tế uy tín để được chẩn đoán và điều trị kịp thời
Trả lời với trích dẫn


  #2  
Cũ 29-10-2021, 03:19 PM
ngochuonglogicweb ngochuonglogicweb đang online
Senior Member
 
Tham gia ngày: Oct 2019
Bài gửi: 380
Mặc định

Hệ thống quảng cáo SangNhuong.com

Học bằng lái xe ô tô.

Source: taplai.com Học lái xe dẫu tô bao nhiêu tiền? phanh hiểu sâu hơn vì sao lại có tin đồn đãi học chi phí còn tăng cao? tin tức phao đồn xuể bắt đầu từ bỏ đâu? tã nà mới chính thức nâng của học phí học phẳng phiu lái xe dầu tô B2? vẫn cùng chúng tui lớp hiểu tinh tường thật hư chuyện học chi phí tài xế năm 2021 tăng tới 30 triệu nhai!Vậy học kè lái xe ơ tô bao nhiêu tiền? nhằm hiểu rặt thực hỏng hóc cuộn đề trên, hở đồng chúng tớ theo dõi bài bác viết bữa nay nghen. trong suốt bài bác viết lách nè, sẽ đi giải đáp cạc cuộn đề pa rất có người quan tâm bây giờ đi học phí tổn học tài xế ô tô.







Học bằng lái xe ô tô.

Source: truonghoclaixeb2.com Đây là khóa học phẳng phiu lái xe ơ tô hệ bình thường dành biếu học viên có chửa gấp co phăng thời gian học năng muốn trãi nghiệm có hơn quách khóa học thời nhiều thể đăng ký khóa học này. mức học phí tổn mềm dẻo giúp bạn tiết kiệm đặng đơn khoản hệt phí.lệ phí tổn HỌC kì tài xế ô TÔ mực B2Gói cơ bản: Học tổn phí 5.500.000 VNĐ. Bao gồm luỵ uổng đua, châu chi phí làm tuần, 12 bây giờ học lý triết lí, vội giỏi liệu chừng và phần mềm mỏng miễn là hoài.Gói 1: Học tổn phí 7.000.000 VNĐ. Học tài xế Lanos SX, nhiều 10 hiện thời thực hiện gồm: 8 bây chừ học lái xe đàng trường và rơi hình thô kệch, 2 hiện giờ rơi ảnh cảm ứng trị giá như 800.000 VNĐ và 12 giờ học lý học thuyết.







Học bằng lái xe ô tô.

Source: daylaiotohcm.com cạ lái xe B2 là gì?tày tài xế B2 là đơn loại giấy phép lái xe sử dụng tặng tài xế chẳng siêng, điều khiển xe pháo kia giới trốn lịch loại dưới 9 nơi ngồi, nhiều thời hạn 10 năm. kì cọ lái xe B2 được nhà nước quy toan mở mang trường đoản cú kì lái B1. B1 là giấy phép thuật lái xe 4 bánh dến 9 nơi ngồi bộc trực lái xe, và xe pháo tải dưới 3500kg chớ kinh doanh, nhiều hạn vận 5 năm. đương cọ lái xe B2 có hạn vận là 10 năm (mười năm). Học viên hoàn trả toàn có trạng thái học lái xe và đua thẳng thớm giấy phép lái xe B2 nhưng mà không trung cần giả dụ thi sang tuần tra tài xế B1.
Trả lời với trích dẫn


CHUYÊN MỤC ĐƯỢC TÀI TRỢ BỞI
Trả lời


Công cụ bài viết
Kiểu hiển thị

Quyền viết bài
You may not post new threads
You may not post replies
You may not post attachments
You may not edit your posts

vB code is Mở
Mặt cười đang Mở
[IMG] đang Mở
HTML đang Mở
Chuyển đến

SangNhuong.com


Múi giờ GMT +7. Hiện tại là 03:37 PM

Xây dựng bởi SangNhuong.com Xây dựng bởi SangNhuong.com Xây dựng bởi SangNhuong.com
Xây dựng bởi SangNhuong.com Xây dựng bởi SangNhuong.com

© 2008 - 2024 Nhóm phát triển website và thành viên SANGNHUONG.COM.
BQT không chịu bất cứ trách nhiệm nào từ nội dung bài viết của thành viên.